Làm gì khi con lớp 6 tập tành hút thuốc?

Thứ tư - 06/12/2017 14:55
TTO - Thảng thốt, không tin nổi... là cảm giác chung của nhiều bậc cha mẹ khi bất ngờ phát hiện đứa con yêu mới 11 tuổi phì phèo thuốc lá.

Nỗi "kinh hoàng" mang tên thuốc lá

Bà Ngọc Kim (TP.HCM) có một cậu con trai. "Cấp I con ngoan hiền, lễ phép bao nhiêu thì lên cấp II con thay đổi ngược lại bấy nhiêu", bà than.

"Ban đầu con lén hút thuốc với đám bạn cùng trường, bị ba phát hiện đánh một trận tơi tả. Cứ tưởng vậy là con chừa, ai ngờ từ chỗ lén lút hút, con hút công khai, thách thức ba mẹ", bà đau khổ nói.

Cứ như vậy kéo dài hết năm lớp 7, gia đình quá căng thẳng, bà bàn với chồng thay đổi "chiến thuật". 

"Mình nhỏ nhẹ, nói chuyện với con nhiều hơn, muốn làm bạn với con nhiều hơn… nhưng mọi thứ dường như quá khó. Con có thể ngọt nhạt với mẹ nhưng tuyệt nhiên không hứa thay đổi bất kỳ gì và vẫn giữ thái độ chống đối với ba nó", bà kể.

Đến lớp 9, không chỉ hút thuốc, cậu bé đua đòi sắm điện thoại, iPad, máy tính... Bà cố gắng chiều con để đổi lại lời hứa bỏ thuốc lá của con. Nhưng rốt cục bà bị "lừa", con bà vừa hút thuốc vừa chơi game trên những thiết bị bà mua cho. Cuối cùng, cậu bé rớt tốt nghiệp lớp 9.

Cũng bị ám ảnh khôn nguôi bởi thuốc lá, anh Minh Thịnh, 27 tuổi, kể: "Vô lớp 10 được vài tuần, tôi bị đám bạn trai trong lớp bắt phải hút thuốc. Tôi không hút, chúng đánh gục tôi, nhét thuốc vào miệng tôi, cười nhạo, chê tôi hèn...".

Vừa sợ bạn đánh, vừa lo ba mẹ la rầy mình nhu nhược không phản kháng, anh cắn răng chịu đựng. May mắn sự việc sau đó được chị gái anh phát hiện và dàn xếp. Anh "an toàn" cho đến hết cấp III. Nhưng nỗi kinh hoàng do thuốc lá đeo bám anh cho tới giờ.

Cha mẹ cần kiên trì, làm gương

Làm gì khi con lớp 6 tập tành hút thuốc? - Ảnh 2.

Hãy hướng con vào những hoạt động lành mạnh như đọc sách, bơi lội... để giúp con giảm bớt nhu cầu thể hiện bản thân theo hướng tiêu cực như hút thuốc, ăn mặc lập dị - Ảnh: THẾ HÙNG

Chia sẻ vấn đề con tuổi teen hút thuốc, chuyên gia tâm lý Trương Thị Bích Phương cho biết nên dựa vào độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của con để có cách ứng xử phù hợp.

Có những đứa trẻ đang học cấp I đã hút thuốc, nhưng độ tuổi này không nhiều, chỉ là một hành động bắt chước người lớn chứ chưa ý thức được hành vi. Lúc này cha mẹ chỉ cần nói chuyện, giải thích để con hiểu thuốc lá không tốt cho con. 

Đặc biệt, cha mẹ không nên hút thuốc trước mặt con, không chỉ vì khói thuốc ảnh hưởng sức khỏe con mà còn để ngăn ngừa con bắt chước và để lời dạy của cha mẹ có 'trọng lượng' hơn.

Với lứa tuổi dậy thì, trẻ đã ý thức được hành vi, bắt đầu học đòi bạn bè cùng trang lứa, muốn thể hiện cá tính, "bản lĩnh đàn ông". 

Nếu lúc này cha mẹ không thường xuyên lắng nghe, để tâm đến những thay đổi trong tâm sinh lý của trẻ, không dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết sẽ dễ khiến trẻ bị người xấu lợi dụng, dụ dỗ hút thuốc. 

Khi phát hiện con hút thuốc, cha mẹ cần kiên trì giải thích, phân tích cho con thấy cái hại của thuốc lá. Quan trọng là cha mẹ cần gạt bỏ "cái tôi" của mình, gần gũi với con để giúp con bỏ thuốc.

Bên cạnh đó hãy dạy con tự lập, cách xử lý tình huống nếu có người rủ rê con hút thuốc. Có thể dạy con bằng cách nhập vai hoặc đề ra tình huống rồi cùng nhau giải quyết…

Cha mẹ nên làm gì?

Khi thấy con hút thuốc, trước hết cha mẹ cần bình tâm tìm hiểu nguyên nhân nào khiến con hút thuốc.

Với những cha mẹ "dị ứng" với thuốc lá, công việc này sẽ rất khó khăn vì cha mẹ sẽ dễ bị cảm xúc bực bội, tức giận chi phối.

Tuy nhiên cha mẹ cần hiểu rằng mình cũng đã có một phần quan trọng trách nhiệm ở đó.

Bởi nếu cha mẹ thực sự quan tâm, hiểu và đáp ứng tích cực hai nhu cầu tâm lý cơ bản của trẻ (muốn thể hiện bản thân và muốn được sự công nhận của người khác, nhất là của nhóm bạn cùng chơi), trẻ sẽ không thể hiện bản thân qua việc hút thuốc hoặc chơi với những nhóm bạn không tích cực.

Với ông bố bà mẹ đã từng hút thuốc, họ có thể thoải mái hơn để ngồi trò chuyện cùng con. Tuy nhiên, đừng la mắng và dạy đạo đức.

Thay vào đó hãy chia sẻ chân thành trải nghiệm của mình, vì sao mình hút thuốc, mình cảm thấy thế nào, nhận ra điều gì sau khi hút thuốc, tại sao lại không hút thuốc nữa và đã làm gì để không hút thuốc nữa.

Sự thấu hiểu tâm lý của cha mẹ là bước đầu để giúp trẻ không tái phạm việc hút thuốc. Bên cạnh đó, cha mẹ cần khoan dung, tha thứ cho con.

Biểu hiện cho sự khoan dung cha mẹ là cùng con đưa ra những giải pháp để con không mắc lại lỗi lầm đó như cho con tham gia các hoạt động phù hợp với sở thích, đam mê của con, dành thời gian tìm hiểu và chơi với nhóm bạn của con, giới thiệu con với những nhóm bạn hoạt động khác…

Cha mẹ cũng có thể thống nhất một vài "củ cà rốt" khi con không tái phạm.

Cuối cùng, trẻ rất cần niềm tin của cha mẹ rằng con có thể thay đổi, con sẽ không mắc phải lỗi lầm này.

Nguồn tin: TTO -LAM XUÂN - TRẦN MINH TRỌNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Video
Văn bản Phòng

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành: 30/09/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành: 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành: 24/04/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành: 16/05/2024

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay6,047
  • Tháng hiện tại89,192
  • Tổng lượt truy cập7,014,377
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây